Nộp tiền thuế là văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam

Nộp tiền thuế không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm mà đã trở thành văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam. Việc thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ nộp thuế là cách thể hiện văn hóa doanh nghiệp, tạo uy tín đối với xã hội.

Nghĩa vụ nộp thuế và văn hóa doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp – đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ nộp thuế là cách thể hiện văn hóa doanh nghiệp, tạo uy tín đối với xã hội, trên thương trường và cơ hội hợp tác, kinh doanh sẽ ngày càng mở rộng.

Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị được toàn thể những người làm việc trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận và ứng xử theo các giá trị đó để đạt được mục tiêu doanh nghiệp. Hệ thống giá trị này trở thành động lực chủ yếu nhất thúc đẩy mọi người làm việc, là hạt nhân liên kết mọi người trong doanh nghiệp với nhau, liên kết doanh nghiệp và xã hội. Văn hóa doanh nghiệp gồm các bộ phận cấu thành như triết lý hoạt động của doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh, hệ thống hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường, phương thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp…

nộp thuế điện tử

Và đương nhiên, doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế là thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh – bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa doanh nghiệp., vừa có lợi cho doanh nghiệp, đồng thời đem lại các lợi ích cho người khác, cho đất nước, xã hội, thì đó là hành động có đạo đức. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi hành doanh nghiệp làm giàu trên cơ sở tận tâm phục vụ khách hàng, thông qua việc tôn trọng quyền, lợi ích của khách hàng, giữ uy tín với khách hàng. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp đảm bảo lợi ích của Nhà nước, thực hiện tốt các nghĩa vụ kê khai thuế đối với Nhà nước – trong đó có nghĩa vụ thuế.

Một doanh nghiệp thực hiện đúng các nghĩa vụ sẽ đảm bảo uy tín, khẳng định vị thế trên thương trường, tạo dựng niềm tin trong mắt các đối tác.

Một doanh nghiệp hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế sẽ được chính quyền ưu đãi, được bảo vệ quyền lợi pháp lý chính đáng và được tạo điều kiện để kinh doanh thuận lợi. Ngoài ra thiết lập được mối quan hệ tốt với chính quyền sẽ giúp cho doanh nghiệp có được một số lợi thế cạnh tranh nhất định so với các đối thủ khác. Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn sẽ được hỗ trợ và các vấn đề sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng, dễ dàng. Như vậy, việc chấp hành tốt nghĩa vụ thuế sẽ giúp doanh nghiệp “ghi điểm” trong mắt chính quyền địa phương và cơ quan nhà nước. Từ đó, doanh nghiệp và chính quyền sẽ có mối quan hệ mật thiết hơn, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Đấy cũng chính là cách mà doanh nghiệp quảng bá cho đạo đức kinh doanh, cho thương hiệu của mình.

Những trường hợp không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN

Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng thủy điện trên phần mềm HTKK

Best Business Laptops

Tham khảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *